Thư Viện CV Theo ngành nghề

Junior

Kỹ sư phần mềm

IT phần mềm

Mid level

Trưởng nhóm Tester

IT phần mềm

Junior

Chuyên viên Marketing

Marketing, Truyền thông, Quảng cáo

Junior

Nhân viên Hành chính nhân sự

Nhân sự

Junior

Nhân viên Kế toán

Kế toán, Kiểm toán

Junior

Nhân viên Kiểm soát chất lượng

Quản lý chất lượng

Mid level

CV Kế toán trưởng

Kế toán, Kiểm toán

Cách viết CV chuẩn mọi ngành nghề

CV là một trong những thứ không thể thiếu khi bạn muốn ứng tuyển xin việc. Thông qua CV, nhà tuyển dụng có thể nắm được khái quát thông tin về ứng viên, từ đó đánh giá mức độ phù hợp với vị trí đang tuyển dụng và sắp xếp lịch phỏng vấn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí tới các bạn về cách viết CV hay, ấn tượng mà mọi người nên tham khảo nhé!

Thông tin cá nhân của ứng viên

Thông tin cá nhân là mục bắt buộc cần phải có trong bất cứ CV nào. Đây là mục các bạn cần tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân gồm có:

  • Họ và tên.

  • Ngày tháng năm sinh.

  • Số điện thoại cá nhân

  • Địa chỉ nơi ứng viên đang thường trú.

  • Địa chỉ Email.

  • Thông tin mạng xã hội cá nhân (nếu có).

  • Châm ngôn/Câu nói yêu thích.

Do CV chỉ là một bản tóm tắt các thông tin về cá nhân ứng viên nên trong phần giới thiệu bản thân trong CV các bạn cần tuân thủ cách viết tóm tắt. Tuyệt đối không nên trình bày thông tin quá dài dòng.

Đặc biệt, trong mục này có 2 phần cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối đó là:

  • Số điện thoại di động cố định, các bạn thường xuyên sử dụng để nhà tuyển dụng gọi tới bất cứ khi nào cũng có thể nghe máy.

  • Địa chỉ Email cần thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc. Tốt nhất nên có chứa họ tên/Vị trí công việc mà các bạn đang đảm nhận.

Trình độ học vấn

Ở mục học vấn các bạn cần tóm tắt về quá trình học tập của bản thân gồm: Tên trường, khóa học, chuyên ngành, thời điểm tốt nghiệp cũng như sơ lược về các thông tin đặc biệt khác bao gồm: Thành tích, giải thưởng, các dự án tham gia,.... thực sự có liên quan tới các vị trí ứng tuyển.

Bên cạnh đó, ứng viên nên ghi rõ bậc học cao nhất của mình và liệt kê thêm các thành tích, giải thưởng đã đạt được trong quá trình học tập (nếu có). Ngoài ra, ứng viên cũng có thể ghi thêm về dự án, hay các chương trình nghiên cứu, khóa học chuyên môn, nghiệp vụ,... liên quan tới vị trí ứng tuyển mà các bạn đã tham gia.

Điểm mạnh và yếu của bản thân

Trong CV khi trình bày các điểm mạnh-yếu ứng viên nên khiêm tốn với các điểm mạnh và thể hiện được sự trung thực với các điểm yếu của bản thân. Từ đó, giúp cho nhà tuyển dụng có thể thấy được mức độ chân thành của bản thân ứng viên..

Thông qua thông tin trong mục này sẽ giúp phía đơn vị tuyển dụng nhìn nhận được rõ hơn tính cách, cũng như tiềm năng cũng như sự phù hợp giữa bạn và văn hóa của công ty.

Kỹ năng

Trong cách viết CV chuyên nghiệp, ứng viên chỉ nên liệt kê các kỹ năng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển. Thông qua các kỹ năng, phía nhà tuyển dụng sẽ xem xét, đánh giá trình độ, kỹ năng làm việc của bạn.

Phần lớn trong mục kỹ năng CV ứng viên chỉ nên đưa ra các kỹ năng có liên quan tới công việc như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục,... Hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc mà bạn đã có. Tuy nhiên, các kỹ năng này cần phải phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc

Trong mục này sẽ liệt kê tới các công việc mà các bạn đã từng làm trước đó. Có một lưu ý mà ứng viên cần quan tâm đó là chỉ nên viết những kinh nghiệm công việc có liên quan tới các vị trí ứng tuyển, nhằm tạo được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Khi trình bày, ứng viên nên viết từ công việc gần nhất đã làm trở về trước. Trong đó, bao gồm các thông tin như: Tên công ty, vị trí làm việc, nhiệm vụ, thành tích, giải thưởng,... (nếu có).

Mục kinh nghiệm trong CV rất được nhà tuyển dụng quan tâm. Thông qua các thông tin được cung cấp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực làm việc của các ứng viên. Vì vậy, trong CV các bạn nên chú ý trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đưa ra được các số liệu cụ thể. Qua đó, cho nhà tuyển dụng có thể nhận thấy được khả năng làm việc cũng như các kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong suốt quá trình làm việc trước đây.

Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp các ứng viên không nên đặt mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân. Không nên sao chép từ các mẫu CV có sẵn sẽ khiến nhà tuyển dụng không thấy được sự khác biệt giữa các bạn và ứng viên còn lại.

Phần mục tiêu nên hướng tới việc mang lại lợi ích cho quý công ty đặc biệt là tăng doanh thu, mở rộng đối tượng khách hàng,... Qua đó, cho phía nhà tuyển dụng thấy được các bạn hoàn toàn có sự cầu tiến trong công việc cũng như khả năng hoạch định và quản lý hiệu quả.

Người tham chiếu

Mục người tham chiếu nên liệt kê một số các thông tin cơ bản về người đã chứng kiến và đánh giá quá trình làm việc của bạn tại nơi làm việc cũ: Họ tên, chức vụ, mối quan hệ, tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc của người tham chiếu. Thông qua các thông tin này sẽ dễ dàng xác minh và gia tăng mức độ tin cậy của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Trên đây là hướng dẫn cách viết CV chuẩn được áp dụng với mọi ngành nghề. Trong CV các bạn nên cung có đầy đủ các phần để chinh phục nhà tuyển dụng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của HRNK sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ứng tuyển.